Khoảng cách giữa bạn và thành công chỉ bằng 2%
Câu nói “ Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” giúp chúng ta nghiệm ra vấn đề này, đứng trước 1 ai, một sự việc bất kỳ bạn cần suy nghĩ, quan sát đặc điểm, sở thích của họ nhằm thuyết phục họ , và mục đích cuối cùng là đạt được mong muốn của mình.
Dù ở bất kỳ nơi nào, làm việc gì, muốn thành công thì nỗ lực là đương nhiên. Nhưng những người bỏ ra rất nhiều công sức song lại không thu được thành quả khá khẩm cho lắm, có người bỏ ra tí sức và mang về thành công lớn lao, khoảng cách giữa những người này và thành công đúng bằng 2%.
Họ chủ động nhiều hơn 2%
“Người khác tác động khiến tôi phải tư duy” và “ tôi chủ động tư duy” , 2 người này có hành vi giống nhau nhưng động cơ khác nhau do vậy cảm nhận làm việc sẽ khác nhau, người chủ động và cầu tiến cao sẽ rất vui vẻ trước khó khăn công việc nhưng người “bị ép cầu tiến” sẽ cảm thấy khổ sở.
Mời nhớ kỹ : 1 đợi 2 chờ 3 trắng tay; 1 nghĩ 2 làm 3 thành công
Họ dùng trái tim để làm việc nhiều hơn 2%
Có bao giờ bạn nghe đâu đó trong những câu chuyện vu vơ về một ai đó làm việc 24 tiếng mà vẫn không đủ thời gian, hay bạn có nhìn thấy những cô bé, cậu bé là học sinh ở các trường chuyên và rất nhiều người khác nữa ,với họ mỗi ngày có 24 tiếng là không đủ, họ dùng cả thời gian ngủ để làm việc, nhưng bạn thì sao ?
Có thể hôm nay bạn thức muộn đến 2 giờ sáng nhưng lại ngủ đến 12h trưa mới là bình minh, đó chính là sự khác biệt 2% về tâm huyết , đam mê và trái tim của mình để muốn nhìn thấy những thành quả tích cực. Khi thất bại, người thành công không bao giờ dừng bước, họ đứng dậy và đi tiếp , nhưng trước khi bước tiếp họ tìm cho ra 100% nguyên nhân để giải quyết, đó là sự khác biệt 2% của người thành công trong sự việc.
Sự thực đó cho chúng ta nhận ra một điều : Không cần bạn phải giỏi như Bill Gates, Đặng Lê Nguyên Vũ, Nguyễn Hà Đông… , chỉ cần bạn dùng tâm của mình nhiều hơn 2% trong công việc, chắc chắn bạn sẽ thành công.
Điều cần nhớ : Dùng tâm trong công việc thay vì tiền bạc, quyền lực
Khiêm tốn nhiều hơn 2%
Khi bạn gặp một đối tác, một cá nhân trong công việc cần luôn nhớ “ Nhìn cái xấu của ông ta, và học cái tốt của họ”, ông ta dựa vào cái gì để kiểu ngạo ? bởi vì ông ta có kỹ năng nhiều hơn người khác, ông ta dựa vào cái gì để nhiều người phải nghe lời ? bởi vì ông ta nhận ra năng lực của người khác có vấn đề, vấn đề ở đây là những người nghe lời ông ta chẳng biết cái gì, bởi vì thế mà bị ông ta dắt mũi.
Điều cần nhớ: Học ưu điểm người khác, và nhẫn lại trước cơn thịnh nộ trước người khác
>>> Cho cuộc đời 1 ngã rẽ
Suy nghĩ nhiều hơn 2%
Câu nói “ Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” giúp chúng ta nghiệm ra vấn đề này, đứng trước 1 ai, một sự việc bất kỳ bạn cần suy nghĩ, quan sát đặc điểm, sở thích của họ nhằm thuyết phục họ , và mục đích cuối cùng là đạt được mong muốn của mình.
Nếu như tôi muốn ký một hợp đồng in ấn bao bì, bản hợp đồng trị giá 500 triệu VNĐ, nếu không làm đúng và nhanh người khác sẽ cướp hợp đồng của bạn, và tôi có 1 người bạn làm trong công ty gã giám đốc sẽ ký hợp đồng nếu đàm phán thành công, tôi vội hẹn người bạn của mình ra quán cà phê và hỏi thật kỹ thông tin, sở thích, món ăn khoái khẩu, thú vui, mong muốn của gã giám đốc kia.
Khi trở về nhà, vào ngày hôm sau tôi mời gã giám đốc đi ăn những món lão thích, nói những chuyện lão muốn, làm những điều gã thấy vui, hài lòng… Sau ngày hôm đó lão tự gọi điện cho tôi mang bản hợp đồng đến để ký, 500 triệu trừ đi vài ba triệu chi phí cho lão thì tôi vẫn lãi rất nhiều.
Điều cần nhớ: Cần suy nghĩ, nghiên cứu đối tượng nhiều hơn 2% so với người khác
Tự tin nhiều hơn 2%
Ranh giới giữa tự tin và tự kiêu bằng 0, tức là tự tin thái quá sẽ trở thành tự phụ và hậu quả của vấn đề là sự thất bại trong kế hoạch làm việc. Tự cao tự đại như muốn nói với đối thủ tất cả thông tin mật, điều này chẳng khác tự tìm đường lùi cho chính bản thân mình.
Người thành công, họ chỉ dám tự tin nhiều hơn người bình thường 2%, và tỷ lệ này phần lớn là dựa trên năng lực đã có , họ không dám cao ngạo , khoe khoang chỉ với mục đích đạt được thành công.
Leave a Reply