5 trở ngại người khởi nghiệp khó có thể bước qua ở trong thời đại mới
Kinh doanh ngoài năng lực bản thân, còn có yếu tố may mắn trong đó. Bạn không những phải vượt qua bản thân mình, vượt qua hàng trăm đối thủ to lớn trên thị trường, rồi bạn còn phải có sự may mắn, bạn mới trở nên Vĩ đại. Nếu bạn luôn nghĩ mình sẽ có thê làm ăn lớn hơn, kiếm được nhiều tiền hơn cả tỷ phú, vậy thì có vẻ như ban đang huyễn hoặc với chính mình.
Bạn đang khởi nghiệp kinh doanh trong một thời đại mới, hiện đại. Chúng ta sẽ gặp phải những trở ngại nào trong thị trường ngày nay. Ở bài viết này Lương sẽ chia sẻ 5 trở lại lớn mà người khởi nghiệp khó có thể bước qua.
Nhiều người nói khởi nghiệp đã trở thành trào lưu mạnh và lớn, quan điểm này của mọi người không đúng. Chỉ có một số ít người thích hợp để khởi nghiệp kinh doanh, còn phần lớn người khác thì khởi nghiệp không phải là sở trường của họ, điều này sẽ làm lãng phí đi một vài loại nguồn lực trong xã hội.
Mà cái thất bại thì người ta sẽ càu nhàu và nói rất nhiều, những người thất bại thường phê phán và đánh giá rất nhiều vấn đề. Chính vì thế đám đông đã và đang thêu dệt câu chuyện khởi nghiệp thành trào lưu.
Vậy làm thế nào để bạn không phải là một trong số những người của đám đông thất bại kia ? Lương kỳ vọng 5 chia sẻ về những trở ngại lớn này sẽ giúp bạn vượt qua hành trình khởi nghiệp kinh doanh của mình trong thời hiện đại.
1, Sự phiền toái của lý luận “ Thành công học”
Tôi đặt từ “ thành công học” trong dấu nháy kép là bởi vì có lẽ bạn chưa từng nghe qua từ này, nếu bạn đã từng nghe thì càng tốt.
Đúng vào khoảng thời gian cuối 1 năm và đầu mỗi năm mới, các chuyên gia và những người thành công trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề đều sẽ nói về: Xu hướng ngành nghề kinh doanh, phương án để huy động vốn, dự kiến tình hình tài chính, phân tích kinh tế xã hội trong năm cũ và đưa hướng đi cho năm mới. Đối với những người thành công thì họ rút ra nhiều bài học cho người khởi nghiệp, họ mách người khởi nghiệp phải đi như thế nào để thành công.
>> 12 Thứ phải có của những người thành công
Chúng ta có nhiều công cụ giúp mình thực hiện thành công 1 sự nghiệp vĩ đại, đó là cái lợi ích của khởi nghiệp trong thời đại mới. Nhưng chính từ đây mà có quá nhiều người thất bại.
Là bởi vì những người thất bại bắt trước giống 100%, 95% người đã thành công trong ngành nghề. Họ tôn sùng những người thành công như là một thứ gì đó quý giá mà mình phải nghe theo họ.
Tôi đố bạn có thể tìm ra một sự thành công nào là giống nhau trên thế giới này, mỗi người khởi nghiệp thành công là bởi vì họ có những điểm khác biệt riêng, mà người tiêu dùng thì luôn khao khát sự khác biệt. Nếu ta bắt trước người thành công và làm theo họ, dĩ nhiên cũng sẽ có nhiều người bắt trước tương tự như bạn, vậy thì sẽ có rất nhiều người cùng giống nhau, và họ thất bại là đúng.
Tìm kiếm 1 người thầy, hay học hỏi những triết lý thành công là điều tốt, tuy nhiên đừng giống họ 100%, hãy làm theo cách riêng của bạn, sáng tạo và cống hiến cho thị trường những thứ mà chỉ bạn có. Tôi tin rằng bạn sẽ vượt qua trở ngại “ thành công học” trong thời đại mới.
2, Thiếu năng lực cốt lõi nhưng không hề biết
Năng lực cốt lõi là những gì mà bạn cho rằng nó sẽ làm hài lòng khách hàng, cạnh tranh với đối thủ, và nó phải đáp ứng được mong muốn của thị trường.
“Tôi làm cho một công ty chuyên in ấn sách bằng công nghệ cao, làm được 2 năm tôi nhận thấy kinh nghiệm nghề nghiệp đã tăng lên, và lợi nhuận của ngành này rất cao, vì tôi làm ở bộ phận kinh doanh. Tôi quyết định xin thôi việc và mở công ty riêng cũng làm trong nghề này, vì trước đó tôi đã có rất nhiều khách hàng quen, do vậy tôi nghĩ họ sẽ ủng hộ tôi khi bắt đầu khởi nghiệp.
Mở công ty đúng 2 tháng, tôi bắt đầu liên hệ với những khách hàng cũ của mình, tôi nhận ra họ rất hời hợt và quá quan tâm đến dịch vụ của tôi. Sau này tìm hiểu tôi mới biết, họ e ngại về chất lượng, công nghệ và kỹ thuật, trình độ nhân viên trong xưởng sản xuất của tôi.
Tôi đã hiểu lầm giá trị cốt lõi của 1 doanh nghiệp là mối quan hệ với khách hàng, tối cứ cho rằng khách hàng sẽ tin dùng sản phẩm của tôi chỉ bằng những mối quan hệ đó”.
Cho dù bạn khởi nghiệp ở một thời điểm nào, ngành nghề bất kỳ thì cũng đừng quên xây dựng giá trị cốt lõi của mình, nó sẽ giúp bạn chinh phục thị trường, xây dựng thương hiệu bằng một khả năng thực sự.
3, Hạn chế trong lựa chọn sản phẩm
Sau khi một doanh nghiệp đã tìm được chỗ đứng trong ngành nghề trên thị trường, mặc dù số tiền mà họ kiếm ra khá nhiều so với những doanh nghiệp nhỏ khác. Nhưng đã 3-4 năm nay doanh thu của công ty vẫn không có nhiều thay đổi, đó là bởi vì chỗ đứng trên thị trường đã rất trật trội, nếu bạn muốn giành giật thêm thị trường bạn sẽ phải bỏ ra nhiều hơn nguồn lực để đánh chiếm thị trường của họ.
Mỗi dòng sản phẩm đều có những hạn chế nhất định, nếu một lúc nào hoạt động kinh doanh của bạn đang gặp khó khăn vậy thì hạn chế sản phẩm đang bộc lộ cho bạn thấy đó.
Bạn có thể chọn một sản phẩm mới hoặc tiếp tục phát triển thị trường cho sản phẩm cũ, nếu là tôi chắc chắn tôi sẽ bỏ cái cũ chọn mới.
4, Luôn cho rằng bản thân có thể làm ăn to hơn
Tôi chắc chắn rằng bạn sẽ phải đối kịch liệt quan điểm này, bởi vì tư duy này đang đánh giá thấp nỗ lực và cố gắng của con người nói chung, và người khởi nghiệp nói riêng.
Bạn có thể làm bất cứ điều gì nếu bạn muốn, chắc chắn bạn đã nghe không ít hơn 1 lần câu này, nhưng đừng vội tin. Đó chỉ là câu để động viên bạn mà thôi, bởi vì nói đâu có mất tiền nên “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” cũng đúng thôi.
Trên thực tế kinh doanh, nếu bạn cứ mải miết thực hiện ước vọng to lớn thì rất có thể bạn sẽ đánh mất thứ gì đó. Bạn thậm chí ăn không ngon và ngủ cũng chẳng đủ giờ, nếu tình trạng kéo dài liên tục bạn có thể gặp vấn đề về sức khỏe.
Kinh doanh ngoài năng lực bản thân, còn có yếu tố may mắn trong đó. Bạn không những phải vượt qua bản thân mình, vượt qua hàng trăm đối thủ to lớn trên thị trường, rồi bạn còn phải có sự may mắn, bạn mới trở nên Vĩ đại. Nếu bạn luôn nghĩ mình sẽ có thê làm ăn lớn hơn, kiếm được nhiều tiền hơn cả tỷ phú, vậy thì có vẻ như ban đang huyễn hoặc với chính mình.
Tất cả những người thành công lớn như ngày nay, họ đều xuất phát từ những việc của hiện tại, của sự nhỏ bé, theo thời gian thành tích lũy và họ biến thành người khổng lồ. Bạn nên bắt đầu từ những việc nhỏ bé, chia những việc lớn thành việc nhỏ, đến một thời điểm chắc chắn bạn cũng sẽ trở thành người khổng lồ.
5, Trở ngại của bạn với thế giới
Kinh doanh không phải là câu chuyện của riêng bản thân mình, bạn sẽ cần thêm nhân sự, người hỗ trợ, người đầu tư vốn. Kinh doanh cần đến 1 tổ chức, nhưng thực sự mà nói bạn đang hiểu nhầm câu nói này. Bạn cho rằng một tổ chức sẽ làm việc hiệu quả hơn 1 người.
Nhưng bạn đã từng nghĩ, ai là người thành lập nhóm, ai là người tạo nên tổ chức ? Chính bạn, chứ không phải ai khác, bạn là bộ não trung tâm của vấn đề, bạn sẽ làm nhiệm vụ tạo ra công ăn việc làm cho tổ chức, bạn điều khiển họ chứ không phải họ điều khiển bạn.
Leave a Reply