8 việc phải làm trong giai đoạn đầu khởi nghiệp
Phương thức hoạt động của doanh nghiệp cũng nên đơn giản hóa, những khâu nào có thể gộp chung thì tối ưu thời gian, nâng cao hiệu suất công việc.
Nếu bạn là một người mới khởi nghiệp, bạn chưa rõ mình cần thực hiện những công việc nào trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Bài viết này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về những việc bạn cần làm.
1, Nghiêm túc đánh giá năng lực tài chính hiện tại
Một sự nghiệp thành công được tạo thành từ các thể thức khác nhau bao gồm: Nhân tài, sản phẩm/dịch vụ, thị trường, khách hàng, tiền vốn… Nếu bạn chỉ có vốn đầu tư nhưng thiếu một cái đầu lạnh để sáng tạo, vậy chắc chắn bạn phải cần sự trợ giúp từ người khác hoặc bạn sẽ thất bại.
Nhưng nếu bạn chỉ có sự sáng tạo của 1 nhân tài và thiếu vốn, chắc chắn bạn sẽ thất bại hoặc bạn phải huy động vốn từ người khác.
Tôi nói với bạn câu chuyện đánh giá tài chính hiện tại của bạn, không phải là để bạn biết trong túi có bao nhiêu tiền, mà tôi muốn bạn phân bổ và quản lý số tiền đó có kế hoạch. Đối với cùng một ý tưởng, giả sử ý tưởng kinh doanh thực phẩm sạch tại thành phố, nếu có 100 triệu và quản lý tốt, rất có thể bạn sẽ thành công, nhưng với người khác không có kế hoạch sử dụng tiền vốn thì dù họ có trong tay 2 tỷ, họ cũng sẽ mất đi số tiền đó một cách nhanh chóng thôi.
Chốt lại vấn đề, đánh giá tài chính không phải để biết bạn có bao nhiêu tiền, mà để lập kế hoạch sử dụng tiền vốn hợp lý.
2, Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Vào giai đoạn đầu kinh doanh, bạn không nên chọn những ngành nghề quá cao sang như mở nhà hàng lớn, khách sạn cao cấp, đại lý hàng tiêu dùng quy mô lớn. Tiền vốn là một chuyện, nhưng vấn đề quan trọng hơn, đó là kinh nghiệm của bạn rất hạn chế.
Chọn ngành nghề kinh doanh để khởi nghiệp cần bắt đầu từ lĩnh vực bạn am hiểu ở mức độ sâu rộng, dĩ nhiên ngành nghề đó cũng phải làm cho bạn hứng thú. Một ngành nghề vừa am hiểu sâu, lại vừa đáp ứng niềm yêu thích có thể giúp bạn phiêu và sáng tạo hiệu quả trong quá trình phát triển kinh doanh.
3, Cần kế hoạch dài hạn
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu “ Thành công không phải một điểm dừng, mà đó là quá trình”. Tương tự trong cuộc sống, khi bạn đạt được thành quả nhất định, bạn dừng lại, lúc này người khác sẽ vượt trước và bỏ lại bạn ở phía sau.
Trong kinh doanh, sự bền vững lâu dài quan trọng hơn những thành tựu hiện tại. Nếu bạn cứ tự mãn với những thành tựu/kết quả kinh doanh ở một thời điểm nào đó, người khác sẽ chiếm hết thị trường của bạn trong lúc chúng ta đang ngủ say trên chiến thắng.
Một kế hoạch kinh doanh dài hạn sẽ bảo đảm cho sự bền vững có nền tảng, chính bởi lý do này mà người giàu lại càng giàu hơn. Là vì họ luôn có những kịch bản trong cuộc đời họ, họ biết phải thực hiện những gì để có thể vươn lên và trở thành người giàu có hơn. Chả trách mà nhà giàu thường cho con cái họ học ở những ngôi trường tốn hàng nghìn đô la mỗi tháng.
4, Starup cần sống sót trước khi nói bất cứ điều gì
Trước khi một Hotgirl xinh đẹp để bạn nhìn và ngắm, cô ấy cần phải ăn cháo mỗi ngày khi 2 tuổi, cô ấy cần uống sữa lúc 1 tuổi, cô ấy không dặm phấn cũng chẳng Son môi khi còn nhỏ. Và cuối cùng bạn thấy cô ấy là Hotgirl.
Doanh nghiệp muốn thành công, muốn có tài sản lớn, muốn được người khác trọng vọng, trước tiên phải sống sót trên thị trường rồi hẵng mơ đến những gì cao đẹp.
Rất nhiều ông chủ ảo tưởng, cho rằng mở công ty/cửa hàng là có thể thu tiền, mà không biết sự thật đằng sau. Muốn công ty phát triển cần rất nhiều tiền vốn, thời gian, công sức để nuôi trưởng thành.
Chính vì vậy, bạn cần phải vất vả trong suốt giai đoạn đầu khởi nghiệp, đó là lúc bạn vượt qua chính bản thân mình. Nếu không làm được doanh nghiệp của bạn sẽ không thể tồn tại, và cuối cùng bạn thất bại.
5, Làm cho công ty/cửa hàng của bạn đơn giản, tinh gọn
Càng ít nhân viên nhưng hàm lượng chất xám lớn thì càng dễ dàng thúc đẩy 1 doanh nghiệp bay cao bay xa. Nếu vị trí việc làm không nhất thiết phải tuyển nhân viên thì bạn nên kiêm nhiệm, vừa giảm bớt tiền trả lương, vừa không ảnh hưởng tiến độ cộng việc.
Phương thức hoạt động của doanh nghiệp cũng nên đơn giản hóa, những khâu nào có thể gộp chung thì tối ưu thời gian, nâng cao hiệu suất công việc.
6, Cần ý chí và nghị lực của ông chủ
1 Startup có tồn tại được hay không phụ thuộc lớn vào nghị lực của ông chủ. Tuy nhiên loại ý chí này phải khoa học, có mục tiêu, có lý tưởng, có sự kiên định… chứ không phải nghị lực của 1 ông chủ “làm bừa”. Một ông chủ làm việc thiếu khoa học, thiếu sự tính toán thì có câu nói huyền thoại để mô tả họ là: “ Ngu dốt cộng với sự nhiệt tình bằng phá hoại”.
7, Chiến lược liên kết
Trong quá trình kinh doanh, bạn liên tục phải giao tiếp với các chủ thể khác nhau như: Ngân hàng, nhà phân phối, nhà sản xuất, các công ty đối tác, công chúng, báo chí, khách hàng… Mối quan hệ giữa bạn và từng chủ thể này không lớn, nhưng khi bạn quan hệ với nhiều chủ thể thì những mối quan hệ này tạo thành một mạng lưới liên kết lẫn nhau.
Mỗi quyết định với 1 chủ thể đều tác động đến những chủ thể khác. Ví dụ, khi bạn muốn nhập hàng hóa từ nhà sản xuất nhiều hơn, bạn cần vay vốn ngân hàng nhiều hơn; hoặc bạn muốn khuyến mại hàng hóa, bạn cần báo chí Pr sản phẩm cho mình…
Một chiến lược rõ ràng giúp các mối quan hệ hiệu quả hơn, đó là công việc bạn sẽ phải vẽ ra trong giai đoạn đầu khởi nghiệp.
8, Tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi
Nếu bạn kinh doanh nội thất, nhưng một ngày bạn phát hiện ra dịch vụ ship hàng nội thất kiếm lãi rất tốt, và bạn cũng tham gia lĩnh vực ship hàng. Khi này nguồn lực của bạn phải phân bổ, dĩ nhiên bạn sẽ không thể tham gia sâu hơn vào ngành nội thất. Nếu đối thủ phát hiện ra điều đó, họ sẽ loại bạn mà không tốn nhiều công sức.
Leave a Reply