6 Khó khăn ở trong kinh doanh phải biết nếu muốn phát triển
Tất cả các vấn đề liên quan nội bộ như nhân sự, kế toán chi tiêu, văn hóa ứng xử, … đều sẽ là những thứ làm bạn đau đầu, bạn sẽ không thể cho rằng vì những yếu tố này thuộc về mình và mình có quyền xử lý ra sao thì là như thế.
Nhiều người sau 2-3 năm làm việc tại một doanh nghiệp, họ muốn bứt phá khỏi cái bóng của công ty tự tìm lối kinh doanh cho riêng mình, và bạn biết họ ra sao không ? Có tới 80% số người khởi nghiệp theo cách này đã thất bại, và phải đến lần thứ 3, thậm chí lần thứ 5 họ mới có thể trụ được. Họ có thể trụ được trên thị trường là nhờ họ biết rút kinh nghiệm từ những lỗi sai trong bản kế hoạch kinh doanh của mình, mỗi lần thất bại họ biết rằng cần phải thay đổi tại đâu.
Điều khác biệt của một người thành công và thất bại chính là ai trải nghiệm nhiều hơn, thế nhưng trải nghiệm một cách mù quáng như những người đã có 2-3 năm kinh nghiệm trên đây đã làm mất đi một khoản tiền tích cóp lớn.
6 thử thách, khó khăn này sẽ là kim chỉ nam khi bạn có dự định khởi nghiệp kinh doanh:
1, Luôn đề phòng đối thủ trong môi trường cạnh tranh khốc liệt
Có thể bạn nghĩ rằng ý tưởng kinh doanh của mình là độc và lạ tại một địa điểm, khu vực mình rất tường tận. Thế nhưng đối thủ khi muốn đấu với bạn sẽ không xây một tòa nhà lồ lộ và phô trương hoặc cũng chẳng nói cho bạn biết “ tôi đang giành giật khách hàng của cậu”, tất cả là do do sự tính toán của bạn. Hãy bít tất cả những lỗ hổng trên thị trường và đuổi đối thủ đi bằng những mánh khóe thông minh-đẹp.
Ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM một lĩnh vực điển hình có sức cạnh tranh khốc liệt là kinh quần áo trên mạng , Lượng khách hàng lớn song các shop bán những mặt hàng thời trang cũng mở ra như nấm. Thế nhưng nếu bạn có chiến lược tốt trong hoàn cảnh của mình, bạn hoàn toàn có thể đánh bật đối thủ khi họ muốn xâm nhập thị trường.
Đối thủ của bạn sẽ xuất hiện khi thị trường có lợi nhuận quá lớn, hoặc lợi nhuận bền vững. Bởi vì ý tưởng kinh doanh trước đó là duy nhất của bạn, thế nên đối thủ sẽ không biết , và khi lợi nhuận của bạn quá lớn họ sẽ “học mót” kế hoạch phát triển và chiếm thị trường của bạn.
Đối thủ sẽ xuất hiện bằng cách nào ? Khi nắm trong tay kế hoạch, phương án của bạn, đối thủ xuất hiện âm thầm để kiếm lời, hoặc họ có thể đầu tư lớn mạnh hơn hòng chiếm đoạt toàn bộ thị trường. Bởi thế mà sự đề phòng của bạn luôn cần thiết.
2, Môi trường sinh thái
Bất kể bạn kinh doanh hay đặt doanh nghiệp của mình tại một khu vực, địa điểm nào cũng phải quan tâm và xếp yếu tố môi trường này trong bản kế hoạc của mình. Nếu kinh doanh đồ đông lạnh mà bạn đặt doanh nghiệp tại khu vực nắng nóng thì sẽ tiêu tốn chi phí năng lượng, điện, … hoặc nếu trong mùa hè đồ ăn được chế biến không bán kịp sẽ biến chất, có nguy làm ngộ độc người dùng, …
Mình sẽ nói cho bạn ảnh hưởng của môi trường tới một vài lĩnh vực kinh doanh sau:
Kinh doanh đồ ăn với mạng xã hội, website
Có nhiều người lựa chọn ẩm thực, món ăn làm mô hình kinh doanh cho mình, và những người này luôn cần 1 chiếc tủ lạnh để dự trữ đồ ăn trong mùa hè, bằng không sản phẩm sẽ thiu thối và bỏ đi nhanh chóng.
Bán quần áo trên internet, phương tiện truyền thông
Miền Bắc luôn có 4 mùa, miền nam 2 mùa và vì thế nếu muốn bán quần áo bạn sẽ phải luôn quan tâm đến mốt thời trang mỗi mùa, bằng không sản phẩm sẽ lỗi thời.
Kinh doanh nội thất
Là một ý tưởng kinh doanh cần vốn khá lớn, và bạn cho rằng bàn ghế, hay giường và các đồ gỗ không liên quan đến môi trường, thế nhưng nếu không quan tâm nó sản phẩm của bạn có thể sẽ hỏng nhanh chóng.
Nội thất là những món đồ gỗ rất nhạy cảm trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Khi trời quá nóng sản phẩm của bạn có thể nứt nẻ, chảy lớp sơn bên ngoài, …và đương nhiên khách hàng không lựa chọn những sản phẩm này.
Tại những nơi ẩm thấp, các loại bàn ghế được làm từ gỗ ép sẽ rất nhanh chóng mục, mốc và khi đưa ra thời tiết nắng nóng chúng sẽ bong chóc. Bây giờ thì bạn đã hiểu yếu tố môi trường, thời tiết quan trọng thế nào rồi ?
3, Khó khăn với chính quyền
Có thể bạn sẽ phải xin giấy phép các cơ quan tại UBND huyện, thành phố của mình hoặc những đơn vị sự nghiệp để được phép kinh doanh, đơn cử trong trường hợp đơn giản nhất là bạn muốn đưa sản phẩm của mình lên mạng bán hàng trực tuyến, bạn sẽ cần đến đăng ký website bán hàng với phòng quản lý chuyên môn của Bộ Công Thương để được cấp giấy phép hoạt động.
Khi đã có website bạn sẽ phải tuân thủ những chính sách về tin tức, thông tin và điều kiện kinh doanh, nếu sơ xảy những yếu tố này doanh nghiệp nhỏ sẽ gặp những khó khăn khó lường.
Đặc biệt đối với những mặt hàng kinh doanh có điều kiện như thuốc lá hay các sản phẩm nông sản luôn phải cần sự đồng ý của các cơ quan chức năng giám sát, kiểm nghiệm… Có thể bạn sẽ thấy bế tắc những hãy bình tĩnh và ứng xử khôn ngoan với những khó khắn này.
4, Vốn kinh doanh
Không bao giờ là đủ vốn cho một phương án phát triển hàng hóa, dịch vụ nào đó, bạn sẽ thấy mình luôn thiếu vốn và cần sự giúp đỡ của người khác, thế nhưng hãy hành động và tư duy có khoa học theo đúng bản kế hoạch kinh doanh đã lập. Cần luôn nhớ rằng, bản kế hoạch kinh doanh chính là ánh sáng dẫn lối đưa doanh nghiệp bạn đến thành công, đi chệch hướng bạn sẽ thấy hối hận vì đã không làm như vậy.
5, Trở ngại trong đặc thù của ngành nghề
Dù ý tưởng kinh doanh của bạn độc lạ và sáng tạo bao nhiêu, nhưng hãy luôn liệt kê trong bản kế hoạch chiến lược của mình một cột những cản trở của đặc thù ngành nghề.
Ví dụ như : Quần áo sẽ gặp khó khăn về cập nhật mốt , thiết kế thời trang mới, xu hướng thời trang, … ; Điện thoại sẽ gặp trở ngại trong phần mềm-ứng dụng thông minh, tính năng độc đáo; Kinh doanh đồ ăn có thể cần đối mặt với thói quen khẩu vị, sở thích vùng miền và thậm chí là từng người.
Trở ngại trong một cơ hội kinh doanh của mỗi ngành nghề khác nhau luôn là vấn đề đâu đầu nhất của người lãnh đạo. Bạn phải hiểu tường tận sản phẩm của mình trước khi bắt tay làm những việc to lớn như đầu tư vốn bao nhiêu, sẽ bán hàng và maketing & PR giới thiệu sản phẩm của mình ra sao. Chỉ khi bạn nắm rõ sản phẩm trong ngành nghề bạn mới biết mình cần làm gì và làm như thế nào.
6, Nội bộ
Tất cả các vấn đề liên quan nội bộ như nhân sự, kế toán chi tiêu, văn hóa ứng xử, … đều sẽ là những thứ làm bạn đau đầu, bạn sẽ không thể cho rằng vì những yếu tố này thuộc về mình và mình có quyền xử lý ra sao thì là như thế.
Những vấn đề như nhân sự – văn hóa trong doanh nghiệp đặc biệt quan trọng, một nhân viên quản lý dữ liệu hợp đồng có thể bán đứng bạn bằng cách chuyên giao khách hàng để nhận một khoản tiền 50.000.000 VNĐ nếu như bạn không cho nhân viên của mình thấy rằng họ quan trọng và đáng được sếp trân trọng, đánh giá cao. Hoặc trong vấn đề văn hóa, nhân viên có thể sẽ không hào hứng làm việc nếu bạn không có những hoạt động giải trí làm khuấy động tinh thần, chỉ sau 1 năm, 2 năm những người tưởng chừng không thể bỏ bạn thì cũng không lời từ biệt mà đi.
Leave a Reply