Tất tần tật về kinh doanh mỹ phẩm

Khách hàng mục tiêu của bạn còn là những người sống và làm việc, học tập ở đo thị, thị trấn, thị xã, hoặc những nơi phát triển hơn chứ không phải người nông thôn.Hãy tưởng tượng rằng một cửa tiệm cắt tóc mang tính phổ thông như vậy đặt ở nông thôn còn khó phát triển nữa là cửa tiệm bán mỹ phẩm.

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về , nó là 1 trong các sản phẩm mang lại doanh thu lớn nhất. Những món đồ như phấn trang điểm, kem bôi da, son môi, sản phẩm chống nắng…đang mang lại doanh thu 3-5 triệu đồng mỗi ngày cho 1 shop hàng mỹ phẩm.

Chúng ta có 1 số nội dung chính khi nghiên cứu về mỹ phẩm bao gồm :

> Đặc điểm của nghề mỹ phẩm

> Viễn cảnh của ngành nghề

> Phân tích khách hàng mục tiêu

> Phân tích thị trường mỹ phẩm

> Bàn về cạnh tranh và đối phó với đối thủ cạnh tranh

Nói sơ qua như vậy để bạn biết được mình cần đọc chỗ nào là chính, nhưng theo mình thì chỗ nào cũng quan

trọng.

1, Ngành mỹ phẩm tại Việt Nam

Nếu so sánh với các quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc … thì ngành Mỹ phẩm tại Việt Nam còn quá non sơ, thậm chí các nhà sản xuất tại Việt Nam bị hạn chế rất nhiều về máy móc, công nghệ , công thức phối mỹ phẩm, ngay cả công tác truyền thông cũng gặp khó khăn, cho nên việc cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài nhập khẩu rất khó khăn.

Theo một nghiên cứu của Tạp Chí Nhịp Cầu Đầu Tư được đăng lại trên Báo Mới cho thấy ngành Mỹ Phẩm Việt Nam tạo ra doanh thu 15.000 tỷ VNĐ/năm, đó là số liệu thống kê vào năm 2014, vào thời điểm này có lẽ doanh thu đã tăng hơn nhiều.

Khoản doanh thu 15.000 tỷ VNĐ được xem là nhiều đối với 1 tổ chức, 1 cá nhân nào nhưng so với nhu cầu thực tế của người tiêu dùng Việt Nam thì như vậy vẫn được xem là ít, tại Thái Lan con số doanh thu đó gấp 20-30 lần so với Việt Nam.

Hiện nay trên thị trường không có nhiều thương hiệu mỹ phẩm của Việt Nam, có chăng chỉ là thương hiệu riêng khi kinh doanh lại sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, các công ty-cá nhân này chủ yếu kinh doanh 1 số thương hiệu nhất định chứ không phải đa dạng hóa nhiều sản phẩm, bởi vì họ sợ không bán được hoặc bán chậm ảnh hưởng đến doanh thu.

Phải chăng là người khởi nghiệp kinh doanh Việt Nam chưa biết cách bán hàng, nói đúng hơn là chưa biết phát triển 1 sản phẩm, một thương hiệu lạ lùng ? Cũng có nhiều người đã đa dạng hóa nhưng khó cạnh tranh nổi quy luật thị trường chung.

Tại Việt Nam hiện nay, các ngôi vua lớn, ngôi vua nhỏ đều thuộc về các thương hiệu nước ngoài, ví dụ như O’hui, Missha, Biore, Pond’s…vì vậy việc đầu tư 1 cơ sản xuất mỹ phẩm riêng với xuất xứ Việt Nam trong thời điểm này dường như là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn.

2, Đặc điểm của nghề Mỹ Phẩm

Phần lớn dành cho phụ nữ, mặc dù số lượng nam giới sử dụng mỹ phẩm cũng đang gia tăng tại Việt Nam, tuy nhiên vào thế kỷ này dường như Mỹ Phẩm được dùng cho phái đẹp nhiều hơn. Chính vì thế mà các loại mỹ phẩm dành cho nữ hiện nay đa dạng hơn rất nhiều so với đàn ông, cho nên nếu như bạn dự định đầu tư vào mỹ phẩm, vậy hãy xác định cho mình đối tượng khách hàng là nữ giới. Nhưng theo mình đánh giá thì bán mỹ phẩm cho nam giới có lẽ lại tốt hơn, bởi vì thị trường vẫn có một mảng thị trường trống nào đó cho người mới thâm nhập.

Nó có tính quốc tế hóa, bạn có thấy các loại mỹ phẩm nổi tiếng ở Hàn Quốc, Pháp, Nhật được du nhập về Việt Nam rất nhiều không ? Đó là kết quả của tính quốc tế hóa mỹ phẩm. Ở các nước ngoài, những sản phẩm đó giúp phụ nữ làm đẹp và trở thành xu hương tiêu dùng phục vụ cho làm đẹp, sau đó nhờ vào sự lan truyền của internet ngày nay, nó thể dễ dàng xuất hiện ở 1 trang báo mạng, 1 trang mạng xã hội của những quốc gia khác. Nhờ đặc điểm này mà những người kinh doanh mỹ phẩm thành công trở nên giàu có một cách nhanh chóng, đây được xem là 1 trong số các cách làm giàu nhanh nhất.

Tập đoàn hóa, thị trường hóa, sản xuất hóa, và phát triển theo xu hướng. Người ta sử dụng mỹ phẩm rất nhiều, nhiều đến nỗi mà các cơ sở sản xuất được thành lập sẽ đăng ký làm chi nhánh cho công ty mẹ tại nước ngoài, những khoản lợi nhuận lớn khổng lồ đã tạo ra các tập đoàn chuyên đầu tư kinh doanh mỹ phẩm, cùng với sự phát triển của các công ty kinh doanh nhỏ, các nhãn hàng khác đã hình thành 1 thị trường mỹ phẩm.

Đặc điểm của thị trường rất quan trọng, không phải vô cớ mà mình vạch ra 3 cái gạch đầu dòng nói sơ qua về đặc điểm của ngành mỹ phẩm. Những tính chất này giúp chúng ta nhận dạng chung, bao quát trước khi tiến hành các bước sau và tồn tại bền vững.

3, Tương lai của kinh doanh đồ làm đẹp, mỹ phẩm

Các bạn có biết không, dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ ở Việt Nam phát triển nhanh như vũ bão 3 năm trở lại đây, những quý bà, những chị em lắm của nhiều tiền liên tục được nhắc đến trên báo đài về vấn đề làm đẹp, họ sẵn sàng chi 100 triệu, 2 tỷ, 3 tỷ để chỉnh hình theo đúng ý mong muốn.

Đó là biểu hiện của ngành làm đẹp, trong khi đó mỹ phẩm chỉ là 1 trong số các sản phẩm phụ phục vụ mọi người làm đẹp mà thôi, và thực sự thì thị trường mỹ phẩm hay thị trường làm đẹp nói chung chưa thực sự phát triển mạnh, thị trường vẫn còn chỗ chứa cho rất nhiều người tài giỏi và khác biệt chen chân, là bởi vì ngành mỹ phẩm hiện nay còn đang rất lộn xộn, chưa trở thành 1 quy luật, quy củ nào cả.

Người vào sau bán hàng giá rẻ , chất lượng kém vẫn có thể hấp thụ được khách hàng, mà người kinh doanh sản phẩm cao cấp thì lại chỉ có 1 khoảng nào đó thị trường mà thôi. Điều này được hình thành từ nhận thức chưa rõ ràng của người sử dụng mỹ phẩm.

Vì những thực tế đó trong thời điểm hiện tại, chúng ta có thể đánh giá sơ bộ được rằng thị trường mỹ phẩm trong 5-10 năm tới sẽ gia tăng nhu cầu tiêu thụ so với thời điểm hiện tại, người sản xuất và người kinh doanh sẽ phải tạo ra những sản phẩm chất lượng để đáp ứng nhu cầu đã vào guồng quy của quy luật thị trường, những sản phẩm rẻ tiền, chất lượng kém sẽ bị đào thải, tức là không phải ai cũng sẽ nhảy được vào thị trường mà còn phải xem năng lực của họ có phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường.

Nói cụ thể hơn , nếu như bạn muốn đầu tư vào buôn bán mỹ phẩm trong tương lai bạn sẽ phải có xuất xứ sản phẩm rõ ràng, nhà sản xuất, có hình ảnh, có thương hiệu… rõ ràng để giới thiệu tới người mua, nếu không thì chính bạn sẽ tự loại mình ra khỏi cuộc chơi kiếm nhiều tiền này.

4, Khách hàng mục tiêu

Chúng ta hiểu khách hàng mục tiêu là những người rất có khả năng sẽ tiêu thụ sản phẩm của bạn trong ngắn hạn, ví dụ cụ thể như : một người bạn tên là A, và người tên A này có một người em gái lớn 25 tuổi tên D, vậy thì cô em gái đó chính là khách hàng mục tiêu của bạn, chúng ta hiểu nôm na qua ví dụ như thế, còn để phân tích sâu hơn thì không chỉ hiểu đơn giản như vậy, mình có thể viết 10-20 trang giấy chỉ về khách hàng mục tiêu cho bạn, nhưng trong bài viết này chúng ta chỉ cần hiểu như vậy thôi.

Khách hàng bạn cần nhắm tới là những người có độ tuổi từ 20 – 25 tuổi.

Họ là những người trẻ tuổi, có thu nhập khoảng ít nhất khoảng 5 triệu, cao thì là 10 triệu, đối với ngươi có thu nhập thấp thì họ sẽ không có đủ tiền để mua mỹ phẩm đâu, còn người có thu nhập cao chót vót là 20 triệu, 50 triệu, 100 triệu thì không bàn đến vì số lượng khách hàng này rất ít, và họ rất kén người bán.

Khách hàng mục tiêu của bạn còn là những người sống và làm việc, học tập ở đo thị, thị trấn, thị xã, hoặc những nơi phát triển hơn chứ không phải người nông thôn.Hãy tưởng tượng rằng một cửa tiệm cắt tóc mang tính phổ thông như vậy đặt ở nông thôn còn khó phát triển nữa là cửa tiệm bán mỹ phẩm.

Dân ăn chơi, đối tượng khách hàng này cũng thuộc vào khách hàng mục tiêu của bạn, họ rất sẵn tiền và mạnh tay khi chi cho mua sắm mỹ phẩm làm đẹp, quần áo và các phụ kiện thời trang.

5, Phân tích thị trường mỹ phẩm

Trong phần 1 và phần 3 của bài viết buôn bán mỹ phẩm , nên phần 5 mình sẽ nói những điều được gọi là bản chất cốt lõi của thị ngành mỹ phẩm hiện nay:

Người tiêu dùng thích sản phẩm giá rẻ nhưng chất lượng tốt hơn, tức là chất lượng không gây hại cho sức khỏe của người dùng.

Mọi người có thu nhập tầm trung sẵn sàng chi tiền để mua các loại mỹ phẩm hàn quốc, mỹ phẩm cao cấp, mỹ phẩm thái lan… với giá cao hơn bởi vì họ đang lo lắng cho sức khỏe của chính họ, đây là dấu hiệu tích cực của 1 thị trường mỹ phẩm làm đẹp đang đi vào quy củ.

Người Việt Nam sử dụng mỹ phẩm còn ít hơn vì nặng tính văn hóa truyền thống, có nghĩa là khi làm thị trường bạn phải thực sự hiểu khách hàng muốn được mua mỹ phẩm theo cách nào.

Mỹ phẩm nước ngoài đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, bạn sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn nếu muốn đầu tư thương hiệu cho 1 nhãn hiệu sản xuất riêng của Việt Nam.

Giới văn phòng và kinh doanh, nghệ sĩ, thanh niên thích thể hiện cá tnh sử dụng nhiều hơn mỹ phẩm so với các đối tượng khác trong xã hội.

Kinh doanh mỹ phẩm sẽ cần những chứng nhận về tiêu chuẩn cũng như giấy phép mới có được nhiều hơn lòng tin của khách hàng.

Số lượng đàn ông sử dụng mỹ phẩm đang tăng thêm tại Việt Nam.

6, Cạnh tranh

Ngành Mỹ phẩm tạo ra rất nhiều tiền, dù chưa phát triển mạnh nhưng sức cạnh tranh của nó cũng cao tại Việt Nam ( hiểu theo nghĩa tương đối).

Muốn cạnh tranh được bạn phải sản xuất hoặc nhập về những sản phẩm có công dụng đặc biệt giúp khắc phục được vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Ví dụ như sữa tắm trắng da. Nó phải có công dụng nhanh chóng, đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, ở đây sự khác biệt của bạn là đáp ứng tính cầu thị về công hiệu nhanh chóng của sản phẩm tắm trắng, nó cũng là điều mà tí nhà kinh doanh làm được dù họ quảng cáo rất nhiều, thậm chí vượt quá sự thật.

Hãy nhớ rằng, để chiếm lĩnh được thị trường cho riêng mình, bạn phải tạo ra sự khác biệt trong chính sản phẩm làm đẹp, sản phẩm trang điểm , sản phẩm tằm trắng, sản phẩm son môi, sản phẩm dầu gội…

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *